Đau dạ dày khi mang thai nguy hiểm không, điều trị thế nào?

Đau dạ dày khi mang thai là tình trạng thường gặp ở thai phụ vào bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ. Bệnh tuy không gây nguy hiểm tới sức khỏe, nhưng có thể khiến cuộc sống của mẹ bầu bị  ảnh hưởng. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau dạ dày khi mang bầu,  cách điều trị căn bệnh này ra sao, cùng tìm hiểu.

Đau dạ dày khi mang thai là bệnh lý gì? Biểu hiện của bệnh

Đau dạ dày khi mang bầu là tình trạng đau ở phần bụng trên rốn và dưới xương ức ở phụ nữ mang thai. Cơn đau này có thể xảy ra đột ngột khi bà bầu nhịn đói quá lâu, ăn quá no hoặc thường xuyên stress… Khi bị đau dạ dày, bà bầu thường lo lắng vì không biết đây có phải là dấu hiệu của sảy thai hay không. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đau dạ dày chỉ khiến chị em khó chịu, nó không phải là dấu hiệu cảnh báo thai kỳ có vấn đề.

Đau dạ dày là bệnh lý rất phổ biến ở thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, triệu chứng của bệnh thường tương tự với các dấu hiệu thai nghén như buồn nôn, khó tiêu, đầy hơi… do vậy bà bầu cần hiểu rõ về triệu chứng của bệnh để có biện pháp phòng ngừa và điều trị sớm.

Đau dạ dày khi mang thai gây nhiều phiền toái cho bà bầu
Đau dạ dày khi mang thai gây nhiều phiền toái cho bà bầu

Tùy theo từng thời điểm mang thai mà biểu hiện đau dạ dày khi mang thai của từng bà bầu sẽ khác nhau.

Triệu chứng đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu

3 tháng đầu thai kỳ là thời điểm nồng độ hormone trong cơ thể bị thay đổi đột ngột, do vậy, nó có thể kích thích hệ tiêu hóa và gây đau dạ dày. Chị em bị đau dạ dày khi mang thai trong 3 tháng đầu sẽ có những dấu hiệu dưới đây:

  • Buồn nôn, nôn và ợ chua, ợ nóng liên tục giống như triệu chứng ốm nghén.
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng.
  • Đầy bụng, khó tiêu, bụng sờ vào thấy cứng và căng lên.
  • Gặp các triệu chứng rối loạn tiêu hóa khiến phụ nữ mang thai bị táo bón hoặc tiêu chảy.
  • Vùng bụng trên có thể bị đau tức khi ăn quá đói hoặc quá no.

Triệu chứng đau dạ dày khi mang thai 3 tháng giữa

Ở giai đoạn này, bà bầu ít có nguy cơ bị đau dạ dày vì cơ thể người mẹ đã thích ứng được với những thay đổi trong cơ thể. Tuy nhiên, ở giai đoạn này một số người vẫn bị đau dạ dày khi mang thai. Nguyên nhân của tình trạng này là do các triệu chứng ốm nghén giảm dần, bà bầu thường ăn nhiều hơn để bổ sung đủ dưỡng chất cho con. Ăn quá nhiều có thể gây áp lực lên hệ tiêu hóa và khiến tình trạng đau dạ dày xảy ra.

Các triệu chứng thường gặp của đau dạ dày khi mang thai 3 tháng giữa thai kỳ:

  • Nóng rát ở khu vực dạ dày và thường xuyên đầy hơi.
  • Đau tức ở vùng bụng trên.
  • Cảm giác buồn nôn và nôn nhưng không nặng như giai đoạn đầu.
  • Luôn cảm thấy mệt mỏi do cơn đau dạ dày thường xuất hiện vào ban đêm và gây gián đoạn giấc ngủ.

Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối

Trong tam cá nguyệt thứ 3, thai nhi sẽ phát triển nhanh chóng và gây áp lực lên ổ bụng. Điều này có thể khiến dạ dày bị chèn ép, co bóp nhiều hơn, từ đó dẫn tới đau dạ dày. Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng đau dạ dày ở giai đoạn này cũng nặng hơn các giai đoạn trước. Theo đó, dấu hiệu đau dạ dày ở phụ nữ mang thai 3 tháng cuối là:

  • Tình trạng đau vùng bụng trên có thể kéo dài cả ngày và đêm ảnh hưởng đến cuộc sống của bà bầu.
  • Bà bầu thường xuyên bị ợ chua, ợ hơi và nôn khi ăn no.
  • Không có cảm giác thèm ăn do bụng luôn cảm thấy no.
  • Bà bầu bị sút cân và gầy gò.
Buồn nôn và nôn có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh đau bao tử
Buồn nôn và nôn có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh đau bao tử

Nguyên nhân gây đau dạ dày khi mang thai

Đau dạ dày khi mang bầu khiến chị em cực kỳ khó chịu. Để có biện pháp can thiệp đúng cách, bà bầu cần hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh. Theo các chuyên gia, dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp gây đau dạ dày khi mang thai.

  • Thay đổi nội tiết tố đột ngột: Khi mang thai, nồng độ progesterone sẽ tăng lên đột ngột để bảo vệ thai nhi và hạn chế nguy cơ sảy thai. Tuy nhiên, sự gia tăng bất thường của hormone này có thể gây áp lực lên ổ bụng và khiến dạ dày co bóp để tiết acid nhiều hơn.
  • Ốm nghén: Ốm nghén thường xảy ra trong 3 tháng đầu thai kỳ. Triệu chứng thường gặp của ốm nghén là buồn nôn và nôn. Mặc dù nó không ảnh hưởng đến thai nhi nhưng ốm nghén lại ảnh hưởng đến khả năng ăn uống của bà bầu, từ đó gián tiếp ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.
  • Thói quen ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh: Nhịn ăn, ăn quá nhiều hoặc thường xuyên ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn hoặc chứa chất kích thích… có thể gây ảnh hưởng tới dạ dày và làm tăng nguy cơ đau dạ dày.
  • Tử cung mở rộng khi mang thai: Từ tháng thứ 4 của thai kỳ, em bé có thể lớn lên nhanh chóng. Hoạt động này có thể làm tăng áp lực lên ổ bụng và kích thích các cơ quan tiêu hóa hoạt động. Theo ước tính, chế độ ăn uống không hợp lý là nguyên nhân chủ yếu gây đau dạ dày.
  • Stress: Căng thẳng trong thời gian mang thai có thể gây áp lực lên trục thần kinh não – ruột và khiến dạ dày co bóp quá mức và tiết nhiều acid dạ dày hơn.

Đau dạ dày khi mang thai có nguy hiểm đến tính mạng không?

Đau dạ dày khi mang thai thường không nguy hiểm và ít ảnh hưởng tới thai nhi vì nó thường là triệu chứng cấp tính diễn ra trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, khi có triệu chứng của bệnh bạn vẫn nên áp dụng các biện pháp can thiệp bởi đau dạ dày kéo dài có thể khiến bà bầu mệt mỏi và ảnh hưởng đến quá trình hấp thu dinh dưỡng của thai nhi. Mẹ bầu bị đau dạ dày trong suốt thai kỳ có nguy cơ sinh con nhẹ cân.

Với những trường hợp bị đau dạ dày do các bệnh lý, bà bầu có thể bị xuất huyết dạ dày, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng. Để đảm bảo an toàn, phụ nữ mang thai nên chủ động đến gặp bác sĩ khi có các triệu chứng sau đây:

  • Nôn kéo dài và nôn ra máu hoặc chất nôn có màu cà phê.
  • Đau ở vùng bụng trên gia tăng về mức độ và tần suất.
  • Đi ngoài ra máu.
  • Giảm cân nhanh trong thời gian ngắn dù không mắc bệnh lý nào
  • Các triệu chứng của đau dạ dày gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của bà bầu.
Đau dạ dày nghiêm trọng có thể khiến bà bầu bị mất ngủ
Đau dạ dày nghiêm trọng có thể khiến bà bầu bị mất ngủ

Điều trị đau dạ dày khi mang bầu an toàn

Khi mang thai, chị em cần phải cực kỳ thận trọng khi áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị đau dạ dày nào. Nguyên nhân là do có rất nhiều chất độc hại trong các loại thuốc có thể đi qua nhau thai và gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Do vậy, khi có dấu hiệu của đau dạ dày khi mang thai, bà bầu nên đến gặp bác sĩ, chuyên gia, để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Ba phương pháp thường được áp dụng để điều trị đau dạ dày khi mang bầu là Tây y, Đông y, mẹo dân gian. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, mà bạn có thể lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Tây y điều trị

Phương pháp này thường được áp dụng cho những trường hợp bị đau dạ dày nặng. Theo các bác sĩ, phụ nữ mang thai bị đau dạ dày không nên dùng kháng sinh khi bị đau dạ dày, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ vì nó có thể gây dị tật thai nhi.

Trong trường hợp thực sự cần thiết, phụ nữ mang thai có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng nhóm thuốc kháng acid có chứa magie, canxi, nhôm để hạn chế dạ dày tiết acid và làm giảm cơn đau dạ dày. Lưu ý: Bà bầu tuyệt đối không nên dùng thuốc kháng acid có chứa bicarbonate.

Nên Đọc

Các bài thuốc Đông y

Theo Đông y, đau dạ dày khi mang thai xảy ra khi can khí uất kết, vị khí không thông. Can khí uất kết có thể gây ra các triệu chứng như đau vùng thượng vị, ợ chua, đầy hơi… Vị khí thông thông dẫn tới buồn nôn, nôn, ợ hơi… Ngoài ra, thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý, căng thẳng kéo dài… cũng có thể làm tỳ vị tổn thương và gây ra các triệu chứng của bệnh dạ dày. Dựa vào nguyên gây gây đau dạ dày, các thầy thuốc Đông y có thể sử dụng các bài thuốc khác nhau để cải thiện triệu chứng của bệnh.

Mặc dù các bài thuốc Đông y có thành phần từ các thảo dược thiên nhiên, lành tính và an toàn với sức khỏe, tuy nhiên phụ nữ mang thai là đối tượng khá nhạy cảm, do vậy bà bầu không tự ý dùng thuốc khi chưa hỏi ý kiến của bác sĩ, thầy thuốc Đông y. Nếu đau dạ dày khi mang thai gây ảnh hưởng tới cuộc sống, bà bầu nên đến gặp những người có chuyên môn để được bắt mạch và kê đơn thuốc.

Các bài thuốc Đông y thường được sử dụng để điều trị bệnh dạ dày khi mang thai:

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị cúc tần, mã đề mỗi loại 12g, hương phụ (củ gấu) 8g, nghệ vàng 6g. Nghiền tất cả các nguyên liệu trên thành bột và trộn đều với mật ong sau đó vo thành từng viên nhỏ và uống trước bữa ăn 30 phút. Nên sử dụng bài thuốc trên liên tục trong 4 tuần để cảm nhận hiệu quả.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị thảo linh chi, bồ hoàng mỗi loại 12g. Tán nhỏ 2 nguyên liệu trên thành bột và trộn lẫn với nhau. Mỗi ngày uống bột thảo linh chi, bồ hoàng 2 lần/ngày và mỗi lần uống 5g.
Các bài thuốc Đông y tương đối an toàn với bà bầu
Các bài thuốc Đông y tương đối an toàn với bà bầu

Mẹo dân gian

Áp dụng các mẹo dân gian là phương pháp thường được sử dụng nhất khi bị đau dạ dày khi mang bầu. Nguyên nhân là do phương pháp này tương đối an toàn, dễ tìm và dễ thực hiện tại nhà.

  • Nghệ và mật ong: Dùng nghệ và mật ong là mẹo dân gian trị đau dạ dày được áp dụng từ lâu đời. Curcumin trong nghệ có khả năng làm lành tổn thương của ổ viêm loét dạ dày, trung hòa acid dạ dày trong khi đó mật ong có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn mạnh nên nó giúp tái tạo niêm mạc dạ dày, tiêu diệt vi khuẩn có hại gây viêm dạ dày. Để giảm đau dạ dày, bà bầu có thể pha bột nghệ với mật ong và nước sau đó uống hoặc trộn bột nghệ với mật ong thành những viên nhỏ và ăn trực tiếp.
  • Gừng: Gừng không chỉ giúp giảm các triệu chứng ốm nghén mà nó còn giúp giảm đau dạ dày hiệu quả. Gingerol trong gừng là chất chống oxy hóa mạnh giúp giảm viêm, kháng khuẩn hiệu quả. Bạn có thể thái gừng thành từng lát sau đó cho vào cốc nước sôi để trong 5 – 10 phút. Bạn có thể cho thêm một ít mật ong vào cốc trà để dễ uống hơn.
  • Nha đam và mật ong: Nha đam và mật ong đều có chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp làm lành tổn thương ở niêm mạc dạ dày. Để trị đau dạ dày bằng nha đam, bạn có thể lấy phần thịt trắng trong lá nha đam sau đó xay nhuyễn với mật ong. Cho hỗn hợp nha đam mật ong trên vào lọ thủy tinh và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Mỗi ngày, trước khi ăn, bạn uống 2-3 thìa cà phê nha đam mật ong để giảm triệu chứng đau dạ dày khi mang thai hiệu quả.

Lưu ý khi điều trị đau dạ dày khi mang thai

Đau dạ dày khi mang thai có thể được cải thiện nhanh chóng khi người bệnh tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ và có lối sống khoa học. Để quá trình điều trị dạ dày hiệu quả, phụ nữ mang thai cần lưu ý một số điều sau:

  • Hiệu quả của các phương pháp điều trị phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Do vậy, nếu sau một thời gian sử dụng tình trạng đau dạ dày không được cải thiện, bạn có thể tham khảo bác sĩ, thầy thuốc để đổi bài thuốc khá.
  • Sử dụng bất kỳ loại thuốc chữa đau dạ dày khi mang thai cũng đều có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Do vậy, trước khi có ý định sử dụng loại thuốc nào, chị em cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ.
  • Khám thai và kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các bệnh lý gây đau dạ dày.
  • Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh giúp giảm triệu chứng đau dạ dày hiệu quả. Theo đó, phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn các thực phẩm có thể gây kích thích dạ dày như thực phẩm cay nóng, rượu bia… Bà bầu cũng không nên ăn quá nhiều cùng một lúc, nên chia nhỏ bữa ăn để giảm áp lực lên dạ dày và các cơ quan khác của hệ tiêu hóa.
  • Ngoài chế độ dinh dưỡng, bà bầu cũng có thể giảm đau dạ dày bằng cách thay đổi lối sống. Theo đó, chị em không nên làm việc quá sức, nên ngủ đủ giấc và hạn chế stress, lo âu quá mức.

Đau dạ dày khi mang thai có thể chữa trị và phòng ngừa hiệu quả do vậy bà bầu không nên quá lo lắng khi gặp phải tình trạng này. Để hạn chế những tác động nguy hiểm tới sức khỏe, ngay khi có triệu chứng của bệnh, bà bầu nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị sớm.

5/5 - (6 bình chọn)

BÀI VIẾT HAY

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn