Xuất huyết dạ dày: Điều trị sớm để tránh biến chứng nguy hiểm

Xuất huyết dạ dày (hay chảy máu dạ dày, xuất huyết bao tử) là tình trạng rất nguy hiểm, bởi nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có thể bị mất máu quá nhiều và dẫn tới tử vong. Để hiểu rõ hơn về cách phòng ngừa, điều trị tình trạng này, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.

Xuất huyết dạ dày là bệnh gì?

Đường tiêu hóa của con người bao gồm nhiều cơ quan khác nhau như thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, trực tràng và hậu môn. Khi các cơ quan này bị tổn thương do bệnh lý hoặc tác động bên ngoài, nó có thể bị chảy máu, tình trạng này được gọi là xuất huyết đường tiêu hóa.

Vậy xuất huyết đường tiêu hóa có nguy hiểm không và phân loại như thế nào? Mức độ nguy hiểm của xuất huyết đường tiêu hóa sẽ phụ thuộc mức độ tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa. Tùy vào vị trí xuất huyết mà tình trạng này có thể được chia thành hai loại là xuất huyết đường tiêu hóa trên và xuất huyết đường tiêu hóa dưới.

Xuất huyết đường tiêu hóa trên là tình trạng chảy máu ở dạ dày, thực quản và tá tràng (hay còn gọi là xuất huyết dạ dày tá tràng). Xuất huyết tiêu hóa dưới là tình trạng sung huyết ở phần còn lại của ruột non xuống đến đại tràng, trực tràng và hậu môn. Trong các loại xuất huyết trên, xuất huyết ở dạ dày là phổ biến hơn cả.

Nếu không được điều trị kịp thời, xuất huyết dạ dày có thể gây tử vong
Nếu không được điều trị kịp thời, xuất huyết dạ dày có thể gây tử vong

Khi tìm hiểu về căn bệnh, chắc hẳn nhiều người thắc mắc xuất huyết dạ dày tiếng Anh là gì? Theo các chuyên gia, xuất huyết bao tử trong tiếng Anh là Gastrointestinal Bleeding. Đây là tình trạng niêm mạc ở dạ dày bị tổn thương và chảy máu.

Nguyên nhân gây nôn ra máu và đi ngoài ra máu phổ biến nhất là xuất huyết ở dạ dày. Đây là tình trạng cấp cứu nội và ngoại khoa nguy hiểm, do vậy, khi có dấu hiệu của bệnh, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp.

Xuất huyết dạ dày có lây không và phòng ngừa tình trạng này lây lan như thế nào? Trên thực tế, xuất huyết ở khu vực này không có khả năng lây nhiễm, tuy nhiên bệnh dạ dày do vi khuẩn HP – nguyên nhân phổ biến gây chảy máu dạ dày lại có khả năng lây nhiễm.

Do vậy, để hạn chế nguy cơ bị dạ dày do HP và phòng xuất huyết, bạn nên hạn chế dùng chung vật dụng ăn uống với những người bị bệnh.

Nguyên nhân xảy ra chảy máu dạ dày? Bệnh có nguy hiểm không?

Có rất nhiều yếu tố có thể gây xuất huyết dạ dày (dân gian thường gọi là sốt huyết dạ dày hoặc sốt huyết bao tử). Ngoài các bệnh lý ở dạ dày thì chế độ ăn uống và lối sống không lành mạnh, một số bệnh lý khác cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh.

Các nguyên nhân cụ thể gây chảy máu ở dạ dày là:

Bệnh lý ở dạ dày

Việc chảy máu dạ dàu có thể hình thành do một số bệnh lý phải kể đến như:

  • Viêm loét dạ dày tá tràng: Viêm loét dạ dày cấp và mãn tính là nguyên nhân phổ biến nhất gây chảy máu dạ dày. Đây là nguyên nhân phổ biến chiếm đến hơn 70% các ca bệnh bị xuất huyết dạ dày đi ngoài ra máu. Khi bị viêm loét dạ dày tá tràng nhẹ thì ổ loét chỉ tác động đến các mao mạch máu nên số lượng máu bị chảy ra ít. Khi bệnh viêm loét dạ dày nặng lên, các ổ loét thường tác động vào động mạch và gây xuất huyết nặng khiến máu chảy ồ ạt và khó cầm.
  • Khối u dạ dày: Những khối u ở dạ dày dù là lành tính hay ác tính đều có thể làm tổn thương lòng mạch. Tuy nhiên, xuất huyết bao tử ở trường hợp này thường nhẹ và tình trạng xuất huyết có thể biến mất khi khối u được loại bỏ.
  • Polyp dạ dày: Polyp dạ dày là khối tế bào hình thành bên trong niêm mạc dạ dày. Đây có thể là nguyên nhân gây đau bụng và chảy máu dạ dày.
  • Tổn thương mạch máu trong dạ dày: Những mạch máu ở trong cơ quan này rất dễ bị tổn thương, chảy máu khi gặp các tác nhân kích thích. Những yếu tố thường gặp nhất gây ảnh hưởng đến mạch máu là: Rối loạn sản mạch, Hemangioma (u máu) và tổn thương Dieulafoy.

Các nguyên nhân khác

Ngoài các bệnh ở dạ dày thì một số nguyên nhân dưới đây cũng có thể gây chảy máu dạ dày:

  • Giảm tiểu cầu: Tiểu cầu là tế bào máu có chức năng cầm máu bằng cơ chế đông máu. Tuy nhiên, khi tiểu cầu bị suy giảm quá mức do các bệnh lý như sốt xuất huyết hoặc do virus thì khả năng đông máu của cơ thể cũng giảm và khiến người bệnh bị chảy máu cam, chảy máu chân răng và xuất huyết tiêu hóa.
  • Xơ gan: Xơ gan có thể làm tăng áp lực ở tĩnh mạch cửa gan, từ đó làm tăng áp lực bên trong lòng mạch của dạ dày và gây ra hiện tượng chảy máu dạ dày.
  • Thiếu vitamin K: Vitamin K có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu. Nếu cơ thể bị thiếu vitamin K kéo dài thì nhiều bộ phận trong cơ thể có thể bị xuất huyết như xuất huyết dạ dày, xuất huyết não và màng não.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Lạm dụng thuốc chống đông máu có thể là nguyên nhân gây rối loạn đông máu và xuất huyết dạ dày. Ngoài thuốc chống đông, các loại thuốc như aspirin, corticoid… cũng có thể gây xuất huyết vì chúng làm tăng nguy cơ bị viêm loét dạ dày cấp.
  • Chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh: Stress, hút thuốc lá, uống rượu bia, chế độ ăn uống không hợp lý đều có thể gây xuất huyết dạ dày. Thậm chí, người bệnh có thể bị xuất huyết dạ dày vì nhịn ăn sáng.
  • Mang thai: Thay đổi nội tiết tố khi mang thai có thể khiến dạ dày co bóp liên tục và khiến chúng bị tổn thương, chảy máu. Xuất huyết dạ dày khi mang thai có thể tiến triển nặng hơn khi bà bầu bị stress.
Mang thai làm tăng nguy cơ chảy máu dạ dày
Mang thai làm tăng nguy cơ chảy máu dạ dày

Xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không, có chữa được không?

Chảy máu dạ dày có nguy hiểm không, câu trả lời là có. Xuất huyết dạ dày cấp tính gây chảy máu ồ ạt vô cùng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Với những người bị xuất huyết nhẹ, dù không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng nó có thể gây thiếu máu và khiến người bệnh bị hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu.

Rất nhiều người lo lắng không biết xuất huyết dạ dày có chữa được không. May mắn là tình trạng này có thể chữa khỏi dứt điểm nếu người bệnh dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ kết hợp với lối sống khoa học.

Dấu hiệu bị xuất huyết dạ dày

Xuất huyết dạ dày (bao tử) có biểu hiện gì là thắc mắc của nhiều người. Các dấu hiệu của xuất huyết bao tử có thể khó nhận biết nếu người bệnh bị xuất huyết dạ dày nhẹ và rất dễ nhận biết khi bị xuất huyết dạ dày nặng.

Dấu hiệu xuất huyết bao tử sẽ phụ thuộc vào vị trí, mức độ của tình trạng chảy máu. Theo đó, người bệnh bị xuất huyết dạ dày sẽ có những dấu hiệu dưới đây:

  • Nôn ra máu: Xuất huyết dạ dày là nguyên nhân gây nôn ra máu thường gặp. Khi bị xuất huyết, người bệnh có thể bị nôn ra máu có màu đỏ tươi hoặc chất cặn đen giống như bã cà phê.
  • Đi ngoài ra máu: Khi bị xuất huyết người bệnh có thể bị đi ngoài phân đen có mùi hôi hoặc thấy máu lẫn vào phân. Một số loại thực phẩm và thuốc cũng có thể gây ra tình trạng trên, do vậy, nếu đi ngoài phân đen kết thúc sau khi ngừng sử dụng các loại thực phẩm có màu đỏ và thuốc thì bạn không nên lo lắng.
  • Suy nhược cơ thể, mệt mỏi: Xuất huyết bao tử nặng có thể khiến bạn bị mất nhiều máu. Tình trạng này kéo dài có thể gây thiếu máu và khiến người bệnh mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, xanh xao…
  • Sốc: Chảy máu ồ ạt do xuất huyết dạ dày cấp tính có thể khiến bệnh nhân bị sốc do mất lượng máu lớn. Lúc này, người bệnh sẽ bị tím tái, huyết áp giảm nhanh, mạch đập nhanh. Sốc do mất máu rất nguy hiểm do vậy người bệnh cần được cấp cứu kịp thời để tránh nguy hiểm đến tính mạng.

Ngoài các dấu hiệu trên, người bị chảy máu dạ dày còn bị đau thượng vị, khát nước, mệt lả, thở nhanh, vã mồ hôi, tiểu ít, đau vùng bụng dạ dày dữ dội.

người bệnh có thể bị nôn ra máu có màu đỏ tươi hoặc chất cặn đen giống như bã cà phê
người bệnh có thể bị nôn ra máu có màu đỏ tươi hoặc chất cặn đen giống như bã cà phê

Phương pháp chẩn đoán xuất huyết dạ dày hiệu quả?

Xuất huyết dạ dày có triệu chứng gì chắc hẳn bạn đã có câu trả lời. Nếu đang có các dấu hiệu kể trên, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị. Để xác định chính xác tình trạng chảy máu ở dạ dày, nguyên nhân và mức độ chảy máu bác sĩ sẽ khai thác tiền sử bệnh lý, thực hiện thăm khám và làm một số xét nghiệm.

Các xét nghiệm chẩn đoán chảy máu dạ dày thường được áp dụng là: Xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, nội soi dạ dày, chụp X quang, đặt sonde dạ dày hoặc mổ bụng thăm dò.

Cách chữa xuất huyết dạ dày

Ba phương pháp điều trị dạ dày thường được áp dụng hiện nay là Đông y, Tây y và cáo mẹo dân gian. Tùy vào mức độ tổn thương dạ dày và mức độ xuất huyết mà bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp điều trị phù hợp.

Tây y

Tây y là phương pháp điều trị chảy máu dạ dày được nhiều người áp dụng vì hiệu quả nhanh. Nếu chỉ bị xuất huyết dạ dày nhẹ, người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc điều trị. Trường hợp nặng hơn, người bệnh sẽ được chỉ định phuật.

Dùng thuốc

Các nhóm thuốc điều trị chảy máu dạ dày thường được sử dụng là:

  • Thuốc kháng H2 và nhóm thuốc ức chế Proton như Nizatidine, Ranitidin, Cimetidin,…
  • Thuốc trung hòa acid và kháng acid trong dạ dày
  • Thuốc tiêm Ranitidine, Famotidine, Cimetidin,… dùng khi tình trạng xuất huyết đang diễn ra.

Phẫu thuật

Phương pháp này được áp dụng với những bệnh nhân bị xuất huyết bao tử nặng và việc dùng thuốc không giúp cải thiện triệu chứng chảy máu. Hai loại phẫu thuật được chỉ định khi gặp tình trạng trên là:

  • Phẫu thuật nội soi dạ dày: Nội soi dạ dày là một trong những phương pháp tốt nhất được dùng trong chẩn đoán và điều trị xuất huyết ở dạ dày. Sau khi nội soi và xác định được chính xác vị trí đang chảy máu, bác sĩ sẽ áp dụng cầm máu bằng các biện pháp nhau như epinephrine, đốt nhiệt (thermocoagulation), kẹp clip hoặc thắt các mạch máu.
  • Mổ hở: Nếu người bệnh bị xuất huyết bao tử nặng khiến máu chảy ồ ạt và bệnh nhân có tiên lượng tử vong cao thì bác sĩ sẽ chỉ định mổ hở. Sau khi mổ, bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp cầm máu trực tiếp để máu không bị chảy nữa.

Mặc dù có tác động nhanh nhưng các phương pháp điều trị xuất huyết dạ dày bằng Tây y vẫn có một số nhược điểm như tác dụng phụ khi dùng thuốc, nhiễm trùng khi phẫu thuật, đặc biệt là với chị em mang thai. Do vậy, bạn nên đến những địa chỉ khám chữa bệnh uy tín để được điều trị bệnh.

Người bệnh sẽ phải mổ hở nếu bị chảy máu ồ ạt
Người bệnh sẽ phải mổ hở nếu bị chảy máu ồ ạt

Mẹo dân gian

Nếu bị xuất huyết dạ dày nhẹ, bạn có thể áp dụng các mẹo dân gian để trị bệnh. Bài thuốc dân gian thường sử dụng các loại dược liệu có sẵn trong nhà nên thường khá an toàn và dễ sử dụng.

Các bài thuốc chữa xuất huyết bao tử thường được áp dụng trong dân gian:

Sử dụng nghệ 

Không chỉ là gia vị quen thuộc trong nhà bếp, nghệ còn là thảo dược có nhiều lợi ích với sức khỏe. Curcumin – hoạt chất chính trong nghệ giúp kháng viêm, sát khuẩn và giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị nghệ vàng, mật ong, sắn dây, chuối non.
  • Nghệ vàng, sắn dây, chuối non rửa sạch sau đó nghiền nhỏ thành bột và trộn chung với nhau.
  • Lấy 3 thìa bột trên pha cùng với nước ấm và 1 thìa mật ong.
  • Thực hiện phương pháp trên 3 lần/1 ngày sẽ giúp giảm nhanh triệu chứng xuất huyết dạ dày.

Sử dụng gừng

Các hoạt chất Shogaol, Gingerol trong gừng tươi có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn và làm ấm dạ dày nên nó giúp giảm làm lành tổn thương ở niêm mạc dạ dày và giảm triệu chứng viêm loét hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một củ gừng tươi và 2 thìa mật ong
  • Gừng tươi rửa sạch, băm nhuyễn hoặc xay nhỏ sau đó nấu cùng với 300ml nước lọc.
  • Khi nước sôi thì bật nhỏ lửa và tiếp tục đun trong 5 phút sau đó tắt bếp.
  • Lọc bỏ phần bã gừng sau đó để nguội bớt rồi thêm mật ong đã chuẩn bị vào và uống.
  • Bạn nên uống nước gừng mật ong 3 lần/ngày để giảm nhẹ triệu chứng bệnh.

Sử dụng lá lược vàng

Trong lá lược vàng có nhiều hoạt chất giúp thúc đẩy quá trình phục hồi vết thương, do vậy nó giúp giảm viêm loét dạ dày hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Lấy lá lược vàng rửa sạch và cắt thành khúc nhỏ. Cho lá lược vàng đã cắt vào bình thủy tinh sau đó cho thêm 1 ít nước sôi vào.
  • Sau 12 tiếng khi các dưỡng chất trong lá lược vàng ngấm ra nước thì lọc bỏ bã lược vàng để lấy nước uống.
  • Nên uống lá lược vàng nhiều lần trong ngày để tăng hiệu quả điều trị.

Các bài thuốc dân gian chỉ giúp hỗ trợ điều trị chảy máu dạ dày, không thể thay thế các loại thuốc điều trị mà bác sĩ đã kê đơn. Vì vậy, người bệnh nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng các mẹo này.

Cây lược vàng có chứa nhiều hoạt chất có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn
Cây lược vàng có chứa nhiều hoạt chất có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn

Đông y

Các bài thuốc Đông y được nhiều người bị xuất huyết ở dạ dày áp dụng vì nó không chỉ giảm vết loét, giảm chảy máu mà còn giúp bồi bổ khí huyết, nâng cao chức năng ngũ tạng trong cơ thể. Thêm vào đó, các vị thuốc trong Đông y là các loại thảo dược tự nhiên nên nó khá an toàn và không gây ra các tác dụng phụ khi dùng lâu dài.

Trong Đông y, có nhiều vị thuốc có tác dụng cầm máu, chống viêm nhiễm, trung hòa dịch vị và ngăn ngừa tổn thương dạ dày… Do vậy, việc sử dụng các bài thuốc Đông y giúp điều trị căn nguyên gây bệnh.

Các bài thuốc Đông y trị xuất huyết bao tử được sử dụng phổ biến:

  • Bài thuốc 1: Sử dụng các dược liệu như mai mực, bạch thược, cam thảo, đương quy, chính sâm, sài hồ, chè dây… Các vị thuốc này giúp trung hòa dịch vị dạ dày, ngăn ngừa viêm loét, ức chế vi khuẩn HP – các yếu tố thường gặp gây xuất huyết dạ dày. Tùy vào mức độ nghiêm trọng mà các bác sĩ Đông y có thể gia giảm liều lượng của từng vị thuốc.
  • Bài thuốc 2: Sử dụng các dược liệu bạch mao căn, nhân trần, chỉ thiên, kim ngân hoa, hoàng bá, cối xay. Bài thuốc này giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn HP, giảm tổn thương dạ dày và tăng cường sức khỏe của hệ tiêu hóa. Liều lượng của từng vị thuốc sẽ phù hợp với tình trạng bệnh cụ thể, do vậy bạn nên đến gặp bác sĩ Đông y để được bắt mạch, kê đơn thuốc.

Các bài thuốc Đông y giúp điều trị căn nguyên gây xuất huyết ở dạ dày nhưng hiệu quả của nó thường khá chậm nên chúng chỉ được áp dụng với người bị xuất huyết nhẹ hoặc chảy máu dạ dày mãn tính. Khi sử dụng bài thuốc tuyệt đối không thay đổi liều lượng các vị thuốc để tránh bệnh kéo dài dai dẳng.

Cách phòng ngừa chảy máu dạ dày

Xuất huyết dạ dày có nguy cơ tái phát cao nếu bạn không điều trị triệt để căn nguyên gây bệnh và áp dụng các biện pháp phòng ngừa. Để điều trị tình trạng này hiệu quả, cần xác định được chính xác vị trí và nguyên nhân gây chảy máu.

Ngoài tuân thủ theo chỉ định điều trị của bác sĩ, người bệnh nên thực hiện các biện pháp sau để phòng ngừa chảy máu dạ dày

  • Uống đủ nước ngày ngày để giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn.
  • Giữ tinh thần thoải mái bằng cách nghe nhạc, tập thể dục, tập yoga để giảm stress.
  • Tránh xa các thức uống có cồn hoặc các chất kích thích vì chúng khiến viêm loét dạ dày nặng hơn.
  • Hạn chế ăn các loại thức ăn nhanh, thức ăn nhiều muối vì chúng có thể ảnh hưởng không tốt cho dạ dày.
  • Nên ăn uống đúng giờ, tránh bỏ bữa, không ăn quá đói hoặc quá no. Nếu có thể thì nên chia nhỏ bữa ăn hàng ngày để tránh gây áp lực tới hệ tiêu hóa.
  • Nên ăn các loại thức ăn nhẹ, dễ tiêu hóa để tránh gây áp lực lên hệ tiêu hóa.
  • Tập luyện thể dục thể thao hàng ngày để tăng sức đề kháng của cơ thể

Xuất huyết dạ dày là bệnh gì chắc hẳn mọi người đã có câu trả lời.  Tình trạng nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ không gây nguy hiểm cho người bệnh.

Do vậy, nếu có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh, bạn cũng nên đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời và đúng cách. Người bệnh tuyệt đối không tự ý dùng thuốc và điều trị tại nhà vì có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.

5/5 - (9 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn