Đau dạ dày cấp: Không điều trị dễ tiến triển thành mãn tính

Đau dữ dội ở vùng thượng vị có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh đau dạ dày cấp. Đau dạ dày cấp nếu không được điều trị kịp thời có thể tiến triển thành đau dạ dày mãn tính và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe. Để hiểu thêm về bệnh đau dạ dày cấp tính, bạn hãy đọc bài viết dưới đây.

Đau dạ dày cấp là gì? Biểu hiện của bệnh

Dạ dày của chúng ta được bảo vệ bởi một lớp chất nhầy được gọi là niêm mạc dạ dày. Khi lớp niêm mạc này bị tổn thương gây sưng đỏ và viêm đột ngột thì nó có thể dẫn đến những cơn đau dữ dội ở dạ dày. Tình trạng viêm và sưng đau ở dạ dày được gọi là đau dạ dày cấp. Cơn đau dạ dày cấp thường là tạm thời và xuất hiện tại một thời điểm nào đó khác với viêm dạ dày mãn tính thường gây ra những cơn đau âm ỉ kéo dài.

Khi bị đau dạ dày cấp tính, người bệnh thường có các triệu chứng như đau tức vùng thượng vị, buồn nôn, nôn, chán ăn, ợ chua…

  • Cảm thấy buồn nôn hoặc nôn sau khi ăn: Đây là dấu hiệu thường gặp ở người bị đau dạ dày cấp tính. Người bệnh thường xuyên cảm thấy buồn nôn hoặc nôn ngay sau khi ăn. Tình trạng này kéo dài có thể gây sụt cân, người gầy gò xanh xao, thường xuyên mệt mỏi
  • Đau bụng thường xuyên:Đau ở vùng thượng vị là triệu chứng dễ nhận biết nhất khi bị đau dạ dày cấp tính. Cơn đau này thường xuất hiện sau khi ăn khoảng 2 – 3 tiếng. Tùy vào mức độ niêm mạc dạ dày bị tổn thương mà cơn đau bụng của từng người sẽ khác nhau. Trong một số trường hợp, cơn đau dạ dày cấp có thể gây đau dữ dội, kèm theo các triệu chứng nóng rát khó chịu ở dạ dày.
  • Xuất huyết dạ dày: Đây là dấu hiệu cảnh báo đau dạ dày cấp trở nặng. Nếu không được điều trị kịp thời, đau dạ dày cấp tính có thể khiến người bệnh bị nôn ra máu, đau bụng dữ dội, đại tiện ra máu…
Đau vùng thượng vị là triệu chứng thường gặp khi bị đau dạ dày cấp
Đau vùng thượng vị là triệu chứng thường gặp khi bị đau dạ dày cấp

Nguyên nhân gây đau dạ dày cấp

Đau dạ dày cấp tính xảy ra khi niêm mạc dạ dày của bạn bị tổn thương và suy yếu. Có nhiều nguyên nhân có thể ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày như:

  • Các loại thuốc: Sử dụng các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và corticoid là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau dạ dày cấp tính. Các loại thuốc này có thể làm tăng tiết acid dạ dày và khiến lớp niêm mạc dạ dày bị viêm loét.
  • Nhiễm vi khuẩn HP (H.pylori): Loại vi khuẩn này là thủ phạm gây nhiều căn bệnh tiêu hóa trong đó phổ biến nhất là viêm loét dạ dày – tá tràng.
  • Căng thẳng: Stress kéo dài có thể thể ảnh hưởng đến trục não ruột, gây kích thích dạ dày tiết nhiều acid hơn. Khi lượng acid dạ dày tiết ra quá nhiều, nó có thể gây viêm loét lớp niêm mạc ở dạ dày.
  • Rối loạn tự miễn: Rối loạn hệ thống miễn dịch trong cơ thể có thể khiến hệ miễn dịch tấn công niêm mạc dạ dày và gây viêm loét.
  • Chế độ ăn uống không hợp lý: Thường xuyên ăn các thực phẩm chua, thực phẩm cay nóng, uống rượu bia thường xuyên, bỏ bữa, ăn không đúng giờ… cũng có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày và gây đau dạ dày cấp.
  • Các bệnh lý khác: Ngoài những nguyên trên, đau dạ dày cấp tính cũng có thể xảy ra do bệnh Crohn, trào ngược dạ dày suy thận, ngộ độc thực phẩm…

Đau dạ dày cấp có nguy hiểm không, cách chẩn đoán

Đau dạ dày cấp nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì bệnh có thể được chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan bỏ qua triệu chứng đau dạ dày, thì bệnh có thể tiến triển thành đau dạ dày mãn tính và gây nhiều biến chứng nguy hiểm như ung thư dạ dày, xuất huyết tiêu hóa.

Để chẩn đoán đau dạ dày cấp, ngoài hỏi tiền sử bệnh lý để tìm hiểu về các triệu chứng, bác sĩ cũng chỉ định cho bạn làm một số xét nghiệm để xác định chẩn đoán, ví dụ như:

  • Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC): Xét nghiệm thường được sử dụng để kiểm tra tình trạng đau dạ dày do các bệnh lý gây ra.
  • Xét nghiệm kiểm tra H.pylori: Người bệnh có thể được chỉ định xét nghiệm máu, kiểm tra hơi thở hoặc nước bọt để kiểm tra sự tồn tại của vi khuẩn H. pylori
  • Xét nghiệm phân: Xét nghiệm này được sử dụng để kiểm tra mức độ nghiêm trọng của bệnh dạ dày cấp, xem nó đã gây chảy máu dạ dày hay chưa.
  • Nội soi dạ dày: Nội soi dạ dày là phương pháp này giúp xác định mức độ tổn thương của dạ dày
  • Chụp X quang: Chụp X-quang có thể phát hiện rõ ràng những bất thường của hệ tiêu hóa. Biện pháp này giúp hiển thị rõ ràng những bất thường trong hệ tiêu hóa của cơ thể.

Dựa trên những kết quả chẩn đoán có được các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp cho từng người.

Nội soi giúp xác định rõ mức độ tổn thương của niêm mạc dạ dày
Nội soi giúp xác định rõ mức độ tổn thương của niêm mạc dạ dày

Cách điều trị đau dạ dày cấp

Đau dạ dày cấp nên làm gì là câu hỏi của nhiều người bệnh. Theo các chuyên gia, tình trạng này xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Để điều trị hiệu quả tình trạng này, người bệnh cần lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Hiện nay, 3 phương pháp thường được áp dụng để điều trị đau dạ dày cấp là Đông y, Tây y, mẹo dân gian.

Đông y trị đau dạ dày cấp

Đông y là phương pháp được nhiều người lựa chọn khi bị đau dạ dày bởi vì nó an toàn và tác động trực tiếp vào căn nguyên gây bệnh. Một số bài thuốc Đông y được sử dụng để điều trị đau dạ dày cấp:

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị trần bì, đơn bì (rễ cây mẫu đơn), sa sâm, lan tiên, ngọc trúc, thạch hộc và diên hồ sách mỗi loại 12g. Chi tử, xuyên luyện tử mỗi loại 10g. Cho tất cả các vị thuốc trên vào ấm và sắc cùng 3 lít nước, sắc nhỏ lửa cho đến khi nước cạn còn ⅓ ấm. Lọc bỏ bã, chắt lấy nước uống trong ngày.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị đảng sâm bắc, bạch linh, củ gấu mỗi loại 12g. Trần bì, bán hạ mỗi loại 8g. Hoa quế, sa nhân, cam thảo và gừng khô, mỗi loại 4g. Cho các loại thuốc trên vào ấm và sắc uống hàng ngày.

Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng phương pháp trị đau dạ dày bằng Đông y cũng tồn tại một số nhược điểm như hiệu quả bài thuốc phụ thuộc vào cơ địa của người bệnh và cần phải thực hiện cách điều trị này trong thời gian khá dài.

Xem thêm

Tây y

Với những trường hợp bị đau dạ dày cấp nặng thì Tây y là phương pháp điều trị hàng đầu vì nó có tác dụng nhanh và dễ dàng thực hiện. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là có thể gây ra tác dụng khi sử dụng trong thời gian dài

Các loại thuốc thường được sử dụng phổ biến khi đau dạ dày là:

  • Thuốc kháng acid: Các loại thuốc kháng acid dạ dày như Pepto-Bismol, TUMS… có thể được sử dụng để trung hòa axit dạ dày. Những loại thuốc này có thể được sử dụng 3-4 lần ngày, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng.
  • Thuốc kháng H2: Nhóm thuốc này có thể làm giảm quá trình tiết acid của dạ dày. Thuốc kháng H2 có thể uống từ 10 – 60 phút trước khi ăn no. Các loại thuốc kháng H2 thường được sử dụng là famotidine (Pepcid ) và cimetidine (Tagamet )
  • Thuốc ức chế bơm proton: Loại thuốc này cũng giúp ức chế quá trình sản xuất acid, tuy nhiên bạn chỉ nên dùng thuốc của nhóm này 1 lần/1 ngày.
  • Thuốc kháng sinh: Nếu người bệnh bị đau dạ dày do nhiễm trùng vi khuẩn HP thì bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng sinh. Các loại kháng sinh được sử dụng để điều trị đau dạ dày cấp tính là amoxicillin, tetracycline và clarithromycin
Nếu bị viêm loét dạ dày do HP người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh
Nếu bị viêm loét dạ dày do HP người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh

Dân gian

Chữa đau dạ dày bằng các mẹo dân gian là phương pháp sử dụng các nguyên liệu, thảo dược xung quanh vườn nhà để trị bệnh. Trị đau dạ dày bằng mẹo dân gian tương đối an toàn, dễ thực hiện và ít tốn kém. Sau đây là một số mẹo dân gian trị đau dạ dày:

  • Dùng mật ong và bột nghệ: Bột ong và mật nghệ đều có những chất chống oxy hóa giúp kháng viêm, kháng khuẩn. Do vậy uống trà mật ong nghệ mỗi ngày sẽ làm lành tổn thương niêm dạ dày hiệu quả. Cách thực hiện: Cho mật ong và bột nghệ (lượng vừa đủ) vào cốc nước ấm, khuấy đều sau đó uống vào mỗi buổi sáng.
  • Trà gừng mật ong: Gừng cũng có nhiều chất chống oxy hóa cho cơ thể. Khi kết hợp 2 nguyên liệu trên với nhau nó sẽ giảm nhanh vết loét dạ dày và giúp chúng nhanh lành hơn. Cách thực hiện: Bạn có thể lấy một củ gừng nhỏ sau đó thái lát thành từng miếng mỏng và hãm với nước sôi. Để trà dễ uống hơn, có thể pha thêm 1 thìa cà phê mật ong.
  • Chườm ấm: Ngoài sử dụng thảo dược, người bị đau dạ dày cũng có thể dùng chai nước ấm chườm lên vùng thượng vị để giảm đau nhanh chóng.

Điều trị đau dạ dày bằng mẹo dân gian tương đối dễ. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng với người bị đau dạ dày nhẹ hoặc bệnh mới khởi phát. Trường hợp bệnh nặng có nguy cơ biến chứng người bệnh nên tìm gặp bác sĩ để được hướng dẫn chi tiết cách điều trị.

Phòng đau dạ dày cấp thế nào?

Đau dạ dày cấp là căn bệnh rất phổ biến hiện nay và có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu bạn tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ và chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa thì bệnh có thể được kiểm soát hoàn toàn. Để dạ dày luôn khỏe mạnh, bạn cần thực hiện một số biện pháp dưới đây:

  • Nên hạn chế ăn các thực phẩm chua, thực phẩm cay nóng, đồng thời không uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích.
  • Chia nhỏ bữa ăn hàng ngày thành 4 – 6 bữa để giảm áp lực lên dạ dày.
  • Ăn uống đúng giờ, không nên bỏ bữa nhưng cũng không nên ăn quá nhiều.
  • Lựa chọn các loại thực phẩm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
  • Nếu đang dùng một số loại thuốc và có triệu chứng đau dạ dày, thì bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc đổi loại thuốc khác ít gây ảnh hưởng tới dạ dày hơn. Tuyệt đối không tự ý ngưng thuốc khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia.
  • Xây dựng lối sống khoa học, đi ngủ đúng giờ, tập luyện thể thao thường xuyên để cải thiện chức năng của tiêu hóa.
  • Tập yoga, thiền hoặc trò chuyện với bạn bè để tránh tình trạng căng thẳng, stress.

Thông tin trong bài viết chắc hẳn đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích về căn bệnh đau dạ dày cấp. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào của căn bệnh này thì bạn nên đến phòng khám chuyên khoa, bệnh viện để được thăm khám và điều trị sớm.

5/5 - (5 bình chọn)

ĐỪNG VỘI BỎ QUA

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn