Ung thư dạ dày và những thông tin mọi người cần biết

Ung thư dạ dày là một dạng bệnh về đường tiêu hóa rất phổ biến ở Việt Nam. Số người mắc bệnh trong những năm gần đây ngày một gia tăng mạnh. Để có thể phát hiện bệnh sớm và điều trị bạn cần phải thực hiện kiểm tra thường xuyên. Dưới đây là những thông tin cơ bản về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả ung thư dạ dày.

Ung thư dạ dày là bệnh gì? Ai có thể bị?

Ung thư dạ dày là một bệnh phổ biến ở Việt Nam tuy nhiên không phải ai cũng được trang bị đầy đủ kiến thức về bệnh lý này.

Ung thư dạ dày là bệnh về tiêu hóa phổ biến có nhiều người mắc ở Việt Nam
Ung thư dạ dày là bệnh về tiêu hóa phổ biến có nhiều người mắc ở Việt Nam

Dạ dày hay còn được gọi với tên khác là bao tử, là một cơ quan có vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể con người. Nó là một chiếc túi đựng thức ăn, thực hiện hoạt động co bóp, chuyển hóa dưỡng chất đi nuôi cơ thể, chất cặn bã còn lại sẽ được chuyển xuống dưới và đào thải ra ngoài.

Dạ dày còn là cơ quan nối liền thực quản với nhu động ruột. Nhiệm vụ chính của cơ quan này là chứa thực ăn nên nguy cơ bị nhiễm khuẩn, viêm loét và mắc ung thư cũng sẽ cao hơn các cơ quan khác.

Ung thư dạ dày hay bao tử là trạng thái tế bào dạ dày bị phá hủy cấu trúc, tăng trưởng hoặc thuyên giảm đột ngột. Các tế bào gốc tự do gây bệnh có cơ hội xâm lấn vào các mô, lớp niêm mạc và thành dạ dày. Sau đó chúng sẽ di căn đến nhiều vị trí, lan đến thực quản, ruột non, tạo thành mảng khối u ác tính và di căn đến nhiều khu vực khác trong cơ thể. Lúc này bệnh đã chuyển sang giai đoạn rất nguy hiểm, gần như không thể điều trị, nguy cơ tử vong ngày một tăng cao.

Theo các chuyên gia ung thư dạ dày có thể xảy ra ở tất cả mọi người, vì thế người bệnh không nên chủ quan. Nếu có dấu hiệu của bệnh hãy đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra kịp thời và xử lý nhanh chóng.

Các giai đoạn của ung thư

Các chuyên gia y tế cho biết, ung thư dạ dày phát triển theo từng giai đoạn có cấp độ và triệu chứng khác nhau từ nhẹ đến nặng. Mỗi giai đoạn sẽ có một biểu hiện và cách điều trị riêng. Bệnh ung thư phát hiện càng sớm thì khả năng chữa khỏi càng cao.

Các giai đoạn phát triển của ung thư bao tử
Các giai đoạn phát triển của ung thư bao tử

Cụ thể, các giai đoạn của ung thư dạ dày như sau:

  • Giai đoạn 0 – Giai đoạn bắt đầu hình thành ung thư: Giai đoạn 0 là giai đoạn khởi phát của bệnh ung thư dạ dày. Lúc này cấu trúc tế bào vẫn chưa bị đảo lộn, mức độ tổn thương chưa quá nghiêm trọng có thể điều trị khỏi triệt để.
  • Giai đoạn 1 – Giai đoạn ung thư niêm mạc dạ dày: Sang giai đoạn 1 người bệnh sẽ thấy các triệu chứng ung thư dạ dày biểu hiện ra bên ngoài. Lúc này các tế bào ung thư đã bắt đầu phá vỡ cấu trúc niêm mạc dạ dày dẫn đến xuất hiện một số rối loạn nhất định.
  • Giai đoạn 2 – Giai đoạn ung thư dưới niêm mạc: Chuyển sang giai đoạn 2, các tế bào ung thư bắt đầu di căn xuống dưới lớp niêm mạc. Người bệnh lúc này vẫn có thể kiểm soát được các triệu chứng của ung thư dạ dày và tìm cách xử lý để kéo dài tuổi thọ.
  • Giai đoạn 3 – Giai đoạn hình thành ung thư dạ dày: Bệnh lý không được điều trị sớm ở giai đoạn đầu sẽ dần phát triển và hình thành ung thư dạ dày giai đoạn 3. Lúc này các tế bào phát triển nhiều hơn, xâm nhập sâu vào thành dạ dày. Bệnh lý có sự tiến triển nhanh, chưa đi sâu vào hạch và mạch máu. Nếu điều trị đúng cách các tế bào ung thư vẫn có thể khống chế được, kéo dài sự sống cho người bệnh.
  • Giai đoạn 4 – Ung thư phát triển đến giai đoạn cuối: Trong các giai đoạn của ung thư dạ dày thì giai đoạn 4 là giai đoạn nguy hiểm và nặng nhất. Lúc này dạ dày đã suy giảm chức năng vốn có, tế bào di căn đã xâm nhập sâu vào các hạch và mạch máu. Nhiều trường hợp bệnh nhân bị ung thư giai đoạn 4 các tế bào còn di căn sang các cơ quan khác như thực quản, bạch huyết, ruột non. Khi gặp phải trường hợp này, người bệnh cần được nhập viện để bác sĩ kiểm tra và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư bao tử là gì?

Nguyên nhân ung thư dạ dày hình thành và khiến bệnh lý ngày càng nghiêm trọng hơn đã được các bác sĩ chỉ ra như sau:

Ung thư bao tử có thể do nhiễm khuẩn HP gây nên
Ung thư bao tử có thể do nhiễm khuẩn HP gây nên
  • Bệnh nhân mắc một số bệnh lý nền trước đó với khả năng gây biến chứng ung thư dạ dày cao như viêm hang vị, trào ngược thực quản, viêm loét dạ dày, nhiễm khuẩn HP, polyp tuyến, trào ngược dịch mật,…
  • Người bệnh thường xuyên ăn các loại đồ ăn không tốt cho sức khỏe, đồ cay nóng, đồ ăn có nhiều muối, nitrat,…
  • Do thói quen sinh hoạt hàng ngày không tốt, lối sống phản khoa học, thường xuyên tiêu thụ các loại thực phẩm không lành mạnh, rượu bia, chất kích thích trong thời gian dài,…
  • Người bị thừa cân, béo phì có nguy cơ cao bị ung thư dạ dày.
  • Yếu tố di truyền từ người thân trong gia đình có thể khiến người bình thường có nguy cơ cao bị ung thư dạ dày. Theo nghiên cứu mới nhất cho biết có khoảng 60% trường hợp bị ung thư dạ dày là do di truyền từ bố mẹ. Tùy theo thời gian khởi phát, sức khỏe của từng người, lối sống, chế độ dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe mà bệnh sẽ khởi phát sớm hay muộn.

Triệu chứng của ung thư dạ dày

Biểu hiện ung thư dạ dày khá giống với những bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa khác nhưng có tần suất, mức độ mạnh hơn. Tùy theo giai đoạn tiến triển mà bệnh lý sẽ có những triệu chứng khác nhau.

Đau bụng, buồn nôn là triệu chứng điển hình của ung thư bao tử
Đau bụng, buồn nôn là triệu chứng điển hình của ung thư bao tử

Cụ thể về cách nhận biết ung thư dạ dày như sau:

  • Người bệnh thường xuyên có những cơn đau buốt, đau nhói liên tục ở vùng thượng vị, hạ vị. Cơn đau xuất hiện cả ngày lẫn đêm, cấp độ đau rõ rệt nhất sau khi ăn. Người bệnh nặng có thể bị nôn ra thức ăn kèm máu tươi.
  • Có triệu chứng ợ nóng, ợ chua kèm theo cảm giác nóng rát ở cổ họng. Người bệnh mỗi lần ợ hơi sẽ có cơn đau tức ngực, khó thở đi kèm. Đây chính là biểu hiện của ung thư dạ dày giai đoạn đầu, khá giống với viêm loét dạ dày hoặc nhiễm khuẩn HP nên mọi người thường bị nhầm lẫn.
  • Khi bệnh chuyển biến sang giai đoạn nặng hơn, khối u trong dạ dày di chuyển lên cơ quan phía trên, cụ thể là thực quản. Khi ăn uống người bệnh gặp khó khăn lúc nuốt. Cổ họng có cảm giác bị tắc nghẽn, uống nước cũng gặp khó khăn.
  • Khối ung dạ dày xuất hiện dẫn đến tình trạng chướng bụng, bệnh nhân luôn cảm thấy no. Đây là biểu hiện thường thấy của ung thư dạ dày giai đoạn cuối, các tế bào đã di căn sang các cơ quan khác trong cơ thể, khiến dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng.
  • Người bệnh có một số triệu chứng như chán ăn, ăn không tiêu, suy dinh dưỡng,… làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác về tiêu hóa.
  • Khi đi tiêu có lẫn máu trong phân, máu có thể ra nhiều hoặc có màu đen. Đây là biểu hiện của khối u trong dạ dày đã phát triển to hơn mức bình thường.

Nếu có một trong những biểu hiện trên bạn cần chủ động đến ngay cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được chẩn đoán, tìm cách xử lý nhanh chóng trước khi gây ra nhiều nguy hiểm hơn.

Ung thư bao tử có thể chữa được không? Những nguy hiểm từ bệnh?

Ung thư dạ dày có nguy hiểm không, có chữa được không là vấn đề chung cần được giải đáp của nhiều bệnh nhân hiện nay. Về vấn đề này, các chuyên gia và bác sĩ đã giải đáp như sau:

Ung thư bao tử có thể chữa được không?
Ung thư bao tử có thể chữa được không?

Ung thư dạ dày là tình trạng cơ quan xuất hiện khối u ác tính và di căn đến nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể. Lúc này các tế bào sẽ phá hủy cấu trúc bình thường của hệ cơ quan, làm suy giảm chức năng hoạt động, đe dọa đến tính mạnh.

Bệnh lý còn gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống như: Cơn đau xuất hiện liên tục với tần suất và cường độ mạnh ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt và công việc; tinh thần của người bệnh cũng bị ảnh hưởng, luôn trong trạng thái suy nhược, mệt mỏi, căng thẳng, suy dinh dưỡng,…

Bệnh nhân bị ung thư dạ dày sức khỏe bị suy giảm đáng kể, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác. Đặc biệt, người cao tuổi đã từng có bệnh lý nền khi bị ung thư bao tử sẽ tăng nguy cơ tử vong hơn.

Vậy ung thư dạ dày có chữa được không, câu trả lời từ chuyên gia là có nếu bệnh được phát hiện sớm ở giai đoạn đầu, chỉ mới khởi phát. 80% trường hợp mắc bệnh giai đoạn đầu có thể chữa khỏi nhờ được áp dụng đúng phác đồ điều trị kết hợp quá trình chăm sóc đúng cách.

Nếu ung thư dạ dày phát hiện giai đoạn cuối việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Tỷ lệ khỏi bệnh thấp chỉ khoảng 5% và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Vì vậy mọi người cần chủ động khi khám nếu có bất kỳ triệu chứng lạ nào.

Cách chẩn đoán ung thư dạ dày

Để hạn chế nguy cơ tử vong, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan khác bạn cần chủ động đi khám, kiểm tra sức khỏe sớm để bác sĩ có thể tìm ra phác đồ điều trị phù hợp.

Khi đi khám bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp chẩn đoán dưới đây để xác định xem bạn có mắc bệnh không, nếu có thì đang ở giai đoạn nào:

  • Xét nghiệm hơi thở bằng máy phân tích để kiểm tra xem dạ dày có nhiễm khuẩn HP hay không. Phương pháp này sẽ giúp bác sĩ phân biệt ung thư dạ dày với bệnh nhiễm khuẩn HP cũng như kiểm tra xem nguyên nhân gây ung thư có phải do biến chứng nhiễm khuẩn HP không.
  • Xét nghiệm máu do nhân viên y tế thực hiện. Người bị ung thư bao tử thì chỉ số máu sẽ có sự thay đổi bất thường, đồng thời có thể tìm thấy tế bào ung thư di căn vào trong máu. Kết quả xét nghiệm máu sẽ giúp xác định chính xác giai đoạn phát triển của bệnh từ đó giúp bác sĩ tìm ra phác đồ điều trị phù hợp.
  • Nội soi dạ dày bằng ống nội soi có gắn camera đưa vào thực quản xuống dạ dày. Bác sĩ sẽ thông qua màn hình hiển thị để kiểm tra cơ quan và các vùng niêm mạc dạ dày bị tổn thương, bong tróc, sưng huyết. Thủ thuật này giúp bác sĩ xác định bệnh ung thư với những bệnh lý về đường tiêu hóa một cách chính xác hơn.

Ngoài các phương pháp trên bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số hình thức chẩn đoán khác như xét nghiệm chất chỉ điểm khối u, chụp X-quang, sinh thiết,… Kết quả thu được sẽ là cơ sở để bác sĩ đưa ra kết quả chẩn đoán được chính xác hơn.

Hướng điều trị bệnh ung thư dạ dày hiện nay

Với sự phát triển của y học, hiện có rất nhiều phương pháp điều trị ung thư dạ dày, kéo dài sự sống cho người bệnh. Dưới đây là 3 hướng chữa bệnh theo Tây y, Đông y và dân gian chúng tôi đã tổng hợp lại để bạn đọc tham khảo thêm.

Điều trị bệnh ung thư bao tử bằng biện pháp Tây y

Phương pháp Tây y có thể áp dụng điều trị ung thư dạ dày từ cấp độ nhẹ đến nặng. Ưu điểm của biện pháp này là tác động trực tiếp vào cơ thể, ức chế tế bào di căn đến các vị trí và cơ quan khác nhau.

Tùy theo tình trạng sức khỏe, giai đoạn phát triển bệnh lý và khả năng đáp ứng của người bệnh bác sĩ sẽ áp dụng một trong các hình thức điều trị dưới đây:

Hóa trị chữa ung thư dạ dày

Hóa trị liệu là phương pháp chữa bệnh dùng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư và áp dụng khi bệnh mới phát triển giai đoạn đầu. Biện pháp này có thể kết hợp chung với xạ trị để nâng cao hiệu quả điều trị.

Hóa trị áp dụng điều trị bệnh trong giai đoạn đầu và giữa
Hóa trị áp dụng điều trị bệnh trong giai đoạn đầu và giữa

Khi hóa trị kích thước khối u sẽ được thu nhỏ, tạo điều kiện cho quá trình xạ trị đạt kết quả tốt hơn. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng thuốc tiêm dưới da, tĩnh mạch, thuốc ống, tác động vào tủy sống, màng bụng,… Tính hiệu quả của phương pháp này còn phụ thuộc vào yếu tố sức khỏe của người bệnh.

Xạ trị chữa ung thư dạ dày

Biện pháp xạ trị thường chỉ được áp dụng sau khi bệnh nhân đã phẫu thuật để loại bỏ số tế bào ung thư còn sót lại.
Phương pháp điều trị này sẽ dùng tia phóng xạ xuyên da qua để tiêu diệt tế bào ung thư, giúp người bệnh nhanh hồi phục sức khỏe hơn. Lưu ý, quá trình xạ trị có thể gây ra một số tác dụng phụ nhất định, mức chi phí thực hiện cũng sẽ cao hơn.

Phẫu thuật điều trị ung thư

Trường hợp bệnh nhân bị ung thư giai đoạn đầu phát hiện sớm sẽ được bác sĩ tư vấn phẫu thuật để cắt bỏ một phần dạ dày. Sau khi mổ sẽ tiếp tục hóa trị hoặc xạ trị để loại bỏ hoàn toàn những tế bào ung thư còn sót lại.

Bệnh nhân bị ung thư giai đoạn cuối áp dụng phương pháp phẫu thuật sẽ giúp lưu thông đường tiêu hóa và kéo dài sự sống được lâu hơn, tuy nhiên phương pháp này không thể chữa khỏi triệt để.

Điều trị nội khoa chữa ung thư

Ngoài các hình thức điều trị bệnh trên, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh dùng thêm thuốc để ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, đề phòng hiện tượng di căn.

Bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc vì vậy người bệnh cần phải tuân theo hướng dẫn để đạt hiệu quả tốt nhất. Một số loại thuốc thường được dùng để chữa bệnh có thể kể đến như: Thuốc giảm đau, thuốc Pembrolizumab, thuốc capecitabine,…

Điều trị ung thư dạ dày bằng phương pháp Đông y

Ung thư dạ dày giai đoạn đầu có thể dùng thuốc Đông y để điều trị thay cho biện pháp Tây y. Ưu điểm của cách điều trị này là độ an toàn, lành tính cao, tốt cho sức khỏe, vừa tăng cường chất dinh dưỡng cho cơ thể, vừa tăng sức đề kháng cho bệnh nhân.

Thuốc Đông y giúp cải thiện triệu chứng bệnh trong giai đoạn đầu và giữa
Thuốc Đông y giúp cải thiện triệu chứng bệnh trong giai đoạn đầu và giữa

Tuy nhiên, khi dùng thuốc Đông y chữa bệnh bạn cần phải kiên trì thực hiện do thuốc có tác dụng chậm. Bài thuốc cổ truyền chỉ phù hợp điều trị trong những trường hợp bệnh giai đoạn đầu hoặc giữa. Nếu tế bào ung thư đã di căn thì cần phải áp dụng hướng chữa trị khác.

Người bệnh có thể tham khảo và áp dụng bài thuốc Đông y dưới đây để điều trị bệnh ung thư như sau:

  • Chuẩn bị các loại thảo dược gồm ngũ linh chi, hoa hồng, xuyên khung, bồ hoàng, chỉ xác, xích thược, tam thất, đào nhân, bạch thược, tam thất, quy đầu, thục địa.
  • Làm sạch các loại dược liệu với nước sạch, để ráo sau đó tán thành bột mịn, cho vào lọ để dùng dần.
  • Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần dùng hòa tan 1 thìa bột thuốc với 200ml nước ấm để uống sau khi ăn.
  • Kiên trì thực hiện bài thuốc trong một thời gian bạn sẽ thấy bệnh lý chuyển biến theo chiều hướng tích cực hơn.

Mẹo cải thiện triệu chứng ung thư dạ dày từ cây thuốc dân gian

Các triệu chứng ung thư dạ dày có thể cải thiện nhanh bằng các loại thảo dược dân gian sẵn có trong tự nhiên. Để đảm bảo an toàn bạn nên hỏi qua ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện để có sự kết hợp với thuốc điều trị đạt hiệu quả cao hơn.

Lưu ý, mẹo dân gian chỉ có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh như đau bụng, buồn nôn, ợ chua không thể thay thế thuốc chữa bệnh của bác sĩ.

Một số bài thuốc dân gian hay bạn có thể áp dụng tại nhà như sau:

  • Bài thuốc từ nghệ tươi: Chuẩn bị 5 đến 6 củ nghệ tươi có màu vàng đậm rửa sạch sau đó ép lấy nước cốt, hòa cùng với 50ml nước lọc chia thành 2 đến 3 phần để uống trong ngày trước khi ăn.
  • Bài thuốc từ lá đu đủ tươi: Chuẩn bị 5 đến 7 lá đu đủ tươi làm sạch, cắt nhỏ rồi cho vào nồi nấu trong vòng 2 giờ. Lượng nước thu được chia uống nhiều lần trong ngày, kiên trì thực hiện cho đến khi khỏi bệnh.

Cách phòng ngừa bệnh ung thư dạ dày

Ngoài các biện pháp điều trị ung thư dạ dày trên người bệnh cần chú ý thực hiện các biện pháp phòng ngừa dưới đây để có kết quả điều trị tốt nhất:

  • Trong chế độ dinh dưỡng cần bổ sung thêm tinh bột như cháo, cơm,.. đặc biệt là tinh bột dạng lỏng để giảm áp lực cho dạ dày khi tiêu hóa thức ăn.
  • Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để dạ dày hoạt động tốt hơn.
  • Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm như đồ lên men, đồ nhiều muối, đồ ngọt, đồ uống có cồn, chất kích thích,…
  • Chú ý uống thuốc và thực hiện các chỉ dẫn của bác sĩ để có kết quả điều trị tích cực nhất.
  • Luyện tập thể thao để tăng cường sức khỏe, cải thiện sức đề kháng giúp mang đến kết quả điều trị tích cực.

Ung thư dạ dày là bệnh lý nguy hiểm bất kỳ ai cũng có thể bị vì vậy mọi người không nên chủ quan. Hy vọng qua các thông tin chúng tôi vừa chia sẻ trên đã giúp bạn có thêm hiểu biết về căn bệnh này, chủ động phát hiện và phòng ngừa.

4.9/5 - (11 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn